Chương trình kỹ sư chất lượng cao là bằng chứng về cải cách đào tạo có liên kết với các doanh nghiệp của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt nam. Việc ký kết biên bản năm 1997 đã hình thành chương trình liên kết hợp tác Pháp – Việt trong việc đào tạo kỹ sư với sự giúp đỡ của 8 trường đại học Pháp:
– ENPC (Trường Quốc Gia Cầu Đường Paris)
– ECP (Trường Trung Tâm Paris)
– ENST Bretagne (Trường Đại Học Viễn Thông Quốc Gia Bretagne-Tập Đoàn GET)
– ENSEEIHT de Toulouse (Trường Quốc Gia Kỹ Thuật Điện, Điện Tử, Tin Học, Thủy Lực Và Viễn Thông Toulouse- INP Toulouse)
– ENSMA (Trường Quốc Gia Cơ Khí Hàng Không)
– INPG (Viện Quốc Gia Bách Khoa Grenoble)
– INSA de Lyon (Viện Quốc Gia Khoa Học Ứng Dụng Lyon)
– Trường Trung Học Louis Le Grand
– INSTN (Viện Quốc Gia Khoa Học và Kỹ Thuật Nguyên Tử)
Dựa trên mô hình đào tạo chất lượng cao của Pháp, các bên tham gia đưa ra 1 chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Việc đào tạo kéo dài trong 5 năm trong đó có 3 phần chung. Đây là chương trình quốc gia, được giảng dạy tại 4 trường ở Việt nam:
– IPH (Đại học Bách khoa Hà Nội)
– ESGC (Trường Đại học Xây dựng Hà nội)
– IP – Da nang (Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng)
– IP HCMV (Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh)
Sinh viên chương trình PFIEV sau khi tốt nghiệp được cấp đồng thời 2 bằng: bằng kỹ sư của bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam và bằng kữ sư do trường đối tác Pháp cấp. Mỗi trường đối tác của Pháp sẽ tham gia 1 hay nhiều chuyên ngành (trong số 11 chuyên nghành) được đề nghị trong chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Xây dựng, cơ khí, viễn thông, tin học -năng lượng là những ngành lớn được ưu tiên chọn lựa cho sự phát triển kinh tế của Việt nam. Đây cũng là các ngành mũi nhọn của các trường đối tác, và là những điểm mạnh của các doanh nghiệp Pháp tại Việt nam.
Không chỉ dạy lý thuyết xuông, chương trình còn giúp sinh viên đi vào thực tế các xí nghiệp (thực tập công nhân năm 3 và thực tập tốt nghiệp), giúp sinh viên có kỹ năng giao tiếp quốc tế (mỗi sinh viên phải thông thạo tiếng Anh và Pháp-có bằng TOEFL và bằng DELF – mới được cấp bằng). Về chương trình giảng dạy, ngoài các môn học thực nghiệm, các khóa học về quản lý, bộ sách giáo khoa gồm 23 quyển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt đã được ra đời với sự cộng tác của nhà xuất bản bộ Giáo dục.
Hằng năm, 300 sinh viên ưu tú nhất trong số các sinh viên thi đỗ vào 4 trường đại học Việt Nam sẽ được chọn vào học theo các tiêu chuẩn khoa . Hiện tại, chuơng trình có hơn 1000 sinh viên đang theo học và khóa đầu tiên với 163 sinh viên trúng tuyển năm 1999 sẽ tốt nghiệp vào tháng 09/2004.